Vận may

Gió nhẹ nhàng mưa rắc rắc bay
Đâm chồi nẩy lộc đón vận may
Vượt qua gian khổ càng cứng cáp
Vững tay chéo lái vẫn hăng say

Bình luận về bài viết này

MỐI TÌNH ĐẦU

Nhân ngày lễ tình nhân VALENTINE mình có bài thơ nho nhỏ về một thời xa vắng

Sau một ngày tắt nắng
Tìm về nới xa thẳm
Để biết tựa chim bay
Nỗi chia xa để lại
Trái tim đâu khờ dại
Mãi mãi nhớ một người
Cùng bao nỗi vấn vương
Về một thời trai trẻ

Advertisement
Bình luận về bài viết này

Thơ Xuân

Ất Mùi năm nay gặp vận may
Sớm sớm chiều chiều vẫn hăng say
Công tư bao việc đều trọn vẹn
Gửi tặng chút tình gợi men say

Lê Việt

Ất Mùi được sao chiếu Thái dương
Ánh sáng Trời ban để dẫn đường
Chu du Thiên Hạ luôn mơ ước
Để được sàng khôn mỗi bước đường

Lê Việt 9/1/2015

Ất Mùi giừo đây đã cận kề
Nỗi nhọc trên đời có tái tê
Mong sao khổ ải tan biến hết
Hường trọn niềm vui phúc tràn về

Lê Việt 9/1/2015

Đăng tải tại Tổng hợp, Thầy trò | Bình luận về bài viết này

Gửi về nơi ấy

Bao năm xa cách đất Triều Đông
Muốn trở lại đây biết gặp không ?
Bao điều muốn nói thời xưa ấy
Bốn sáu năm rồi vẫn đợi trông

Lê Việt 9/1/2015

Bình luận về bài viết này

HÈ 2014 mình sẽ đi đâu nhỉ ?

Năm nay thời tiết không ổn định, suốt mấy tháng liên tục Xuân đxa nồng nàn đến với người dân Việt, cả trước và sau Tế và đến tận tháng 4/2014 vẫn chưa châm dứt mưa phùn, mưa dầm dề lai rai khiến đi lại bẩn thỉu lúc lânhj lúc ẩm cao gây khó chịu, tôi đxa quyết định chuyến chu du của năm nay vào thượng tuần tháng 5/2014. THật may mắn, mình đã được TRần Xuân Thanh trợ duyên, ngyà 13/5 có chuýen chu du Phú Quốc, và cũng thật nhanh thiết kế các chuyến đi ngắn như Vũng Tầu, Củ Chi, đồng bắng sông Cuu Long, chuến đi này có phần chưa thật thích hợp lắm do vào thời điểm cuối năm học từ 11/4 đến 21/5, những biết làm thế nào được khi tôi đặt vé bay khứ hồi vào dịp này cho tiết kiệm chi tiêu. Trong 10 ngyà tôi lần lượt đxa gặp lại cvác em AoK15, AoK9, A0K13 cùng với bè bạn và họ hàng thân thiết, được sự giúp đỡ của gia đình cô Đàm Lê Đức và Đàm Quang Hồng HJải, Trần Xuân Thanh, tôi đxa hoàntất chuyến du lihcj hè 2014 , chân thành cảm ơn mọi ngườitừ Phú Quốc , Vũng Tầu, Củ Chi , đb sông Cửu Long đã giúp tôi một lần nữa có dịp gặp lại các thế hện học trò A0, thân ái chào mọi người, hẹn gặp lại hè 2015

Bình luận về bài viết này

Hè Thu tại châu Âu tháng 8/2013

Thật bất ngờ mình có chuyến du lịch thăm lại Châu Âu, nói là thăm lại, vi 1991 mình và thầy Lê Đình Vinh đã có cơ hội tới nơi này do sự hỗ trợ của thầy NVM. Tháng 8 / 2013 mình được sự trợ duyên của nhiều cựu h/s A0 nên đã tới được CH CZECH, HUNGARI, BA LAN, SLOVAKIA, ÁO, một chuyến đi đúng là vạn dặm, diễn ra chỉ trong một tháng, với nhiều danh lam thăng cảnh đến đâu có h/s A0 là được sự đón tiếp thân tình, nồng hậu, thật khó diễn tả hết các cảm xúc như trong mơ, thực thực mơ mơ, một chuyến đi lich sử trong đời, nhiều h/s từ ngày ra trường rời khỏi A0 nay minh mới đựoc gặp lại, điều mừng nhất là thấy các em đều khoẻ mạnh, người làm khoa học, ngưoì làm kinh tế dich vụ, cũng chuyến đi đó mình được gặp rất đông cộng đông người Việt đặc biệt lại CH CZECH, mọi người đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, họ có đủ thời gian để giáo dục con em mình, tạo điều kiện học hành và luôn giữ gìn ửuyền thống bản sắc deân tộc, vẫn rõ nét cái chất của h/s A0, thông minh, tháo vát ,sáng tạo, vẫn ca hát những bài ca truyền thống cách mạng, mình được gặp lại cái không khí vui tươi của tuổi trẻ một thời, vẫn say sưa kể chuyện thời gian khó học ở A0 vừa đói vừa nhớ nhà, nhớ mãi thầy Lê Việt có nhiều hoạt động và quản lý học sinh ngoài giờ, những chuyến đi dã ngoại bằng xe đạp, thật là xúc động khi các em kể lại những mẩu chuyện thời học trò, quan tâm đến nhau, một lần nữa mình cảm ơn tất cả các em cựu h/s A0 tại nhiều quốc gia mà mình được đặt chân tới, với mình thì thật là diệu kỳ tháng 3 đu lịch Hà Giang, tháng 4 du lịch các vùng miền phía Nam Việt Nam, và cả một tháng 8/ 2013 đi khắp Châu Âu, đúng là sức khoẻ cũng tạm gọi là phi thường ở cái tuổi 75.

Bình luận về bài viết này

Những ngày hè ghi nhớ…

Một mùa hè ghi nhớ, tháng 3 tôi thực hiện chuyến vân du đến Hà Giang Đồng văn Quản bạ, một thử thách nho nhỏ vwf sự chịu đựng của cuộc hành trình, leo cao nhiều bậc thang để tới được chân cột cờ Lũng Cú nơi sát biên giới với TRung Quốc và là điểm cức bắc của lãnh thổ nước ta, chuyến đi gồm các thầy cô giáo thuộc ngành giáo dục, thuộc trường Đại học Sư phạm, với tôi là được hiểu biết và cảm thông với các thầy cô giáo công tác tại Hà Giang, với tôi khi ra công tác tại Hải Ninh Móng Cái đã là một thử thách, miền biên cuowng, dân thưa thớt số em học lên đến cấp 3 rất ít, chỉ được trên hai chục học trò. Tại Hà Giang, trong buổi giao lưu với các thầy cô giáo đã công tác tại đây hiện về nghỉ hưu, đuwọc nghe nhiều câu chuyện cảm động, đặc biệt là các cô giáo dạy cáp 1 vùng cao, chón vunghf cao heo hút ngày nmgày làm bạn với mây trời, thiếu nước , thiếu lương thực, đặc biệt thiếu tình cảm, khi phải xa gia đình miền xuôi lên đây nhận nhiệm vụ, khi hỏi đến chuyện các cấp lãnh đạo quan tâm đến giáo viên ra sao, cả đoàng ai cũng ngậm ngùi, mỗi lần có dịp gặp được nhau là một lần như chia tay người thân , người yêu dâu, sao mà bịn dịn, nhơ nhung đến vâyj. Chuyến đi tới Hà Giang là một lần tôi kiểm nghiệm sức khỏe của mình, giao lưu văn nghệ, ca hát dọc đường, ngâm thơ, thơ vui thơ hài tất cả đac để lại những kỷ niệm sâu sắc.
Được sự trợ duyên của cựu h/s A0 k23, các em Đặng Hồng An, Tuấn khàn và Trần Xuân Thanh tôi đxa hoàn thành chuyến đi thứ hai trong hè, đặt chân tới tận Cà Mâu, cột mốc chủ quyền Quốc Gia, rồi Vunhx Tầu, Mũi Né. Hiênr nhiên muốn tới được là phải vượt những chặng đường không ngắn ngủi gì, quan trọng là sức khỏe vẫn bình thường, và nhât là đuwọc gặp lại rất nhiều cựu h/s A0, những lúc như vậy mới nhớ lại cáci thời gian truân đói ăn, đói kiến thức, đói cả tình cảm , giờ dây em Trần Xuân Thanh đã lấy chính chiếc ô tô của mình đến đón tôi di Vũng Tầu, chỉ trong một ngày, đúng là phải cso sức khỏe mới đi được,ở cái thời học A0 ấy đxa ai giám mơ mình sẽ có otô đến đon thầy giáo thăm nơi này nới khác, giừo đây tưởng là chuyện thường, nhưng quả thật cũng phải thật sự nhiệt tâm và sắp xép khoa học về thời gian để đón tiép thầy giáo, tôi nghỉ dưỡng một mình tại Mũi Né cúng do Xuân Thanh tài trợ, vui và cố gắng thưởng ngoạn cảnh đẹp tắm biển trong những ngày ở đây. chỉ tiếc không gặp được Tuân Rỉ, vì em bận công việc. rồi Hải phòng một địa danh với bao điều gắn bó, tôi tới Hải phòng băng phương tiện thô sơ…chiếc xa máy Dream đxa đưa tôi tới thăm bạn bè kết nghĩa 50 năm rồi, cứ thế, cứ thế miên man và hè cúng đã thay đổi nhiệt độ, băt đầu thấy se se lanh khi sáng sơm, tất cả vẫn là những ký ức dồn về tạo cho thêm nghị lực và niềm vui

Bình luận về bài viết này

Chuột chạy đầu sào…

Chuyện cũ đã qua nửa thế kỷ rồi, hẳn những ai sinh thời ở những năm 1960-1962 đã biết câu vè : Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, Sư pham Nông lâm bỏ qua…” hay : ” Chuột chạy đầu sào mới vào Sư phạm “.
Giờ đây ngồi nhớ lại cái thời đó thấy xã hội đang rất thiếu đội ngũ thầy cô giáo Thanh niên các trường Trung học phổ thông chúng tôi lúc đó được Đoàn thanh niên rèn luyện, nào ” Vừa hồng vừa chuyên ” Tổ quốc kêu gọi thanh niên sãn sàng lên đường đi bất cứ nơi nào Tổ Quốc cần. Hồi đó có diễn giả Việt Phương, thư ký riêng của Thủ tường Phạm văn Đồng, với tài hùng biện, đã nói chuyện trong thanh niên, cái không khí hùng hực cách mạng ấy đã truyền tới thế hệ học sinh của các trường trung học, thế là đội ngũ thanh niên vào trường Sư phạm rất đông. Mình vì hoàn cảnh gia đình không khá giả gì , nên chọn con đường vào Sư pham, mục tiêu trước mắt là thời gian học rất nhanh ( 2 năm ) Ban đầu tôi có dự định học Y, nhưng 6 năm thì lâu quá. hoàn cảnh gia đình không cho phép, thế là… tôi đã vào ngành giáo dục, ra trường lại ” Tam bất kỳ ” tôi đã định cư ở Hải Ninh nay là Quảng Ninh, huyện Móng Cái, nay là thành phó Móng Cái rồi, một nửa thế kỷ qua đi rất nhanh nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, tôi yêu nghề từ những lứa học sinh đầu tiên, niềm say mê ấy được rèn từ thời 1958-60 dạy Bình dân học vụ, cái thời mà cả nước đi vào phong trào xoá nạn mù chữ, diệt giặc dốt. Nhưng điều quan trọng ở giai đoạn đó là học gì , ngành nào cũng thiêu cán bộ , ra trường được bố trí công tác ngay, miễn là chấp nhận xa Thủ đô, lên miền núi thì tuyệt vời , sự chấp nhận của cả hai phía. Tất cả là do Tổ chức sắp xếp, tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức cán bộ, chứ không như ngày nay, tốt nghiệp Đại học hoặc sau đại học đều phải chờ đợi và ngửa tay đi xin việc, rồi cũng lắm chuyện ” Bôi trơn ” nghĩ mà thương con cháu mình ngày nay, tim được việc làm thật vất vả, câu chuyện cũ ngày xưa ấy với tôi là những dấu ấn sâu đậm trong đời, ngày nay mình vẫn luôn tự hào về sự chọn ngành nghề làm thầy giáo, nay lại có thêm ” Thầy thuốc y học cổ truyền, với đúng nghĩa cha truyền con nối. Và để học xong Đại học quả là một bài toán không đơn giản, phải tự túc 2/3 học bổng nhà trường chỉ cấp 1/3, lý do đơn giản là ” bố làm lương y nên có thu nhập :” ngày đó một nhận xét không chuẩn của Chính quyền địa phương là đi tong rồi, tôi đã tự bươn trải, làm thêm nhiều việc, cả cái việc vất vả hàng tuần, mỗi lần có đá bóng ở sân VĐ Hàng Dẫy là được dịp đến trông xe đạp để có thêm thu nhập, nào kẻ biển, lao động nhiều việc khác nhau, tối dạy BTVH…thế là tôi cũng vượt qua 2 năm, rồi tốt nghiệp, ra trường , nhậnu công tác tại Hải Ninh, huyện : Móng Cái, rồi năm 1969 mới chuyển về dạy cho Chuyên Toán, Khối A0 …Thế mà cũng qua nửa thế kỷ trong ngành Giáo dục, giờ đây mới thấm thía cái quyết tâm, và nghị lực khiến mình trưởng thành và say sưa với công việc đã chọn. Nhắc lại ký ức để cùng tự hào về cái bản chất và việc chọn ngành nghề, con đường cuối cùng mà Cha tôi hướng cho mình là trở thành lương y gia truyền, đã trở thành hiện thực, tuy có phải đi đường vòng với hơn nửa đời người..Ngay khi còn nhỏ, cha tôi đã khẳng định : ” Chỉ hy vọng ở con mà thôi “.

Bình luận về bài viết này

Dốc Vệ sinh

Địa danh này chắc những ai ở Hà Nội lâu năm mới nhận ra, Một câu chuyện thật 100% của cái thời học trò, nhưng chắc chỉ có ở một trường Cấp3 ở Hà Nội.
Là một thành viên của câu chuyện ấy và những ai đã gặp cùng cảnh ở thời đó các bạn sẽ thấy vừa buồn, vừa cười, vừa ngạc nhiên. Hồi đó để ” ba cùng ” với những người lao động vất vả Đoàn thanh niên Lao Động do ” ngài ” Vũ Quang ‘ làm Bí Thư Đoàn TNLĐ, đã có chủ trương tổ chức cho những thanh niên tích cực tham gia cùng với cán bộ Cty Vệ sinh thành phố. Vào những năm 1958-60 tại các gia đình không có công trình vệ sinh như bây giờ, mà là hố xí …bây giờ nghe kể bọn trẻ thấy rất lạ , sao lại lạc hậu thế nhỉ, đúng như vậy, mỗi hố xí chỉ có một khoang nhỏ để vừa một thùng tôn, đi đại tiện phân lọt vào đó, rồi lần lượt bốn năm ngày hoặc lâu nhất một tuần được các bác công nhân Cty vệ sinh đến từng nhà chuyển thùng phân đó đi và thay vào là một thùng tôn khác, câu chuyện chỉ đơn giản có vậy, nhưng muốn thực hiện được thì phải triển khai vào những giờ rất khuya, sau 22giờ, chúng ta hình dung công việc đó như sau, người công nhân tập trung tại cơ sở duy nhất của tp tại một lầng nhỏ theo dốc vệ sinh đi vào, nay là đâu đường đê La Thành thuộc phường Ô chợ Dừa, những chuyến xe bò với kết cầu khá dài chở được hàng chục đôi thùng tôn để tới nơi tập trung và công việc đơn giản gánh đôi thùng và cái đèn chai, vào từng nhà…, rồi làm sao phải chuyển được cái thùng đầy phân người ấy ra khỏi nhà mà không làm vương vãi ra xung quanh, một nghệ thuật đấy các bạn ạ, cứ thế thay cho hết các hố xí của các gia đình, công việc đơn giản hồi đó có tên gọi là ” đi đổ thùng ” ngoài cái mùi khó chịu buồn nôn ấy còn có cả dòi bọ lúc nhúc nữa, liệu chúng ta có ai giám chịu làm đều đặn hàng ngày vào các giờ ấy chưa , kể cả đêm đông giá rét, gần sáng mới xong công việc về nghỉ để đêm khác lại đi tiếp phố khác, chỉ có vậy thôi, nhưng tôi muốn kể lại chi tiết để chúng ta thấy ngày này văn minh lên nhiều rồi , ta có hố xí tự hoại, nào xổm , nào bệt tất cả không ai còn nhớ cái vất vả của ngày xưa, tôi còn nhớ sau cái thời đổ thùng ấy là phong trào cải tiến hơn có hố xí 2 ngăn, công việc vẫn phải vào từng nhà nhưng dễ dàng hơn nhiều, nhưng sao hôm nay tôi lại nhắc đến chuyện không văn minh này ? Chỉ muốn để các bạn nhớ lại một thời gian nan của các bác công ty vệ sinh thành phố, ngày nay ta có tên gọi nghe cũng văn minh hơn ” Cty Môi trường Đô thị “, nhắc lại một thời của thanh niên Thủ Đô Hà Nội đã làm công việc ấy cúng với các bác công nhân Cty vệ sinh, câu chuyện kể khá tỷ mỉ phải không các bạn, nhất là các ông bà các cụ trên bẩy mươi mới thấu hiểu điều này, hồi đó tôi là h/s trướng Cấp 3 Nguyến Trẫi ở phố Cửa Bắc bấy giờ đã cùng với Đoàn Thanh niên của trường đã từng tham gia công việc này, sau một tuần lễ thí điểm thực hiện ” Ba cùng ” với CTy vệ sinh thì Bác Hồ biết chuyện, nên đã mời vị chỉ huy Đoàn TNLĐ hồi đó là ” Vũ Quang ” , thế là Bác đã phê bình, và cuộc thí điểm ba cùng ấy đã kết thúc. Trong dịp kỷ niệm 50 năm ra trường của thế hệ cấp3 lúc đó đã có một thầy giáo nhắc lại chuyện này, một sự dập khuôn máy móc của một cấp lãnh đạo, thấy hàng xóm làm gì ta cúng làm theo, phong trào ” Cần công kiệm học, phóng trào toấn dân làm gang thép, nào là đúc lưỡi cầy…” Chúng tôi những nhân chứng lịch sử của thời kỳ này nhiều lần gặp nhau ngồi ôn lại chuyện cũ thấy ta vẫn còn ngu lâu, ngày nay nguy hiểm nhất là ta vì mưu sinh mà bất chấp cả độc hại, buôn lậu..nghe anh bạn hàng xóm. nghe cũng thấy buồn, một lần nữa kể lại câu chuyện với địa danh gần gũi ” Dốc Vệ sinh ” để các bạn hiểu và cảm thông với các bác các anh các chi CTy Môi trường đô thị ngày nay.

Bình luận về bài viết này

Đông Lai liệt truyện

Từ năm 1962 đến 1969 tôi công tác tại Quảng Ninh, được đi khắp các huyện trong tỉnh, nhưng ấn tượng nhất là tại huyện Đông Triều, mỗi kần được về công tác ở Đông Triều,cái cảm giác gần về đến Hà Nội rồi, niềm mơ ước ” cỏn con ” ấy tôi cũng đã trải qua 7 năm. Năm 1969 chuyền về Hà Nội, lại về ngay khối A0 lúc đó có cái tên mộc mạc ” Toán đặc biệt ” về sau này khi sơ tán mới có tên gọi A0.
Trước khi chuyển về Hà Nội, tôi giảng dạy tại trường Sư Phạm trung cấp của tỉnh sơ tán tại một khu rừng có tên ” Tràng Lương ” ở đây được nghe kể về những chuyện hài giáo dục của một nhân vật có thật, thầy Đông Lai.cả một kho tàng chuyện hài được gom lại thành tập nên có tên ” Đông Lai liệt truyện ”
xin kể với các bạn nghe câu chuyện “ông ba mục đích ” :
TẠI CÁC vùng xa xôi hẻo lánh muốn gặp được gia đình học trò để nắm bắt tình hình gia cảnh đều phải linh hoạt và hay chọn vào ngày chủ nhật. Một lần đến nhà một cháu học sinh xa nhất lớp, gia đình hết sức cảm kích và theo phong cách gianr dễ gần thầy giáo Đông lai đều câu hay dùng : ” Hôm nay chọn ngày lành tháng tốt để tới thăm gia đình, mục đích thứ nhất là thăm sức khỏe cùng công việc đồng áng của các cụ cúc ông các bà, múc đích thứ hai xem các cháu về nhà có chịu làm bài tập về nhà không, mục đích thứ ba thế nào cúng ăn cơm thân mật với gia đình ”
Nghe xong câu này gia chủ tất nhiên không phải có lời mời xã giao gì nữa, vì thầy giáo đã chủ động gợi ý trước rồi, tất nhiên bữa cơm thân mật được chuẩn bị khẩn trương và sôi động hẳn lên, vừa là thể hiện sự tôn trọng thầy giáo vừa là thể hiện quý thày, vừa là để cho con cháu trong nhà biết tấm lòng của mình…
Cứ thế, mỗi chủ nhật là một gia đình học trò, và cuộc gặp gỡ ấy luôn có câu chào hỏi nhẹ nhành và ý nghĩa thiết thực ấy, kể từ đấy người ta câu chuyện cửa miệng gọi ông thầy Đông lai là ” Ông ba mục đích .

Bình luận về bài viết này